1. Quan sát bé để biết dấu hiệu bé no hay đói
Thông thường, trẻ sơ sinh có nhu cầu bú sữa mẹ mỗi lần cách nhau 2-3 giờ. Nhiều mẹ không biết khi nào con thực sự đói, lúc nào con đã no nên xảy ra tình trạng con đang ngủ thì mẹ canh giờ bế con dậy cho bú, hoặc con khóc vì bú chưa đủ mà mẹ không hiểu vì sao. Cách đơn giản nhất để biết bé đã no bụng hay chưa, đó là quan sát chính con mình: khi được bú no nê, bé sẽ nhắm mắt ngủ và tự động rời khỏi ti mẹ; hoặc khi bé bú đủ, bé sẽ tè và ị nặng bỉm. Nếu mẹ phải thay bỉm cho con 5-6 lần mỗi ngày nghĩa là con đã ăn đủ nhu cầu.
2. Lau khô rốn bé sau khi tắm
Một ngày sau sinh, bé được tắm lần đầu tiên để gột rửa sạch sẽ các vết máu hay dịch bẩn dính khô trên da và tóc. Mỗi ngày, sau khi tắm, mẹ hãy vệ sinh rốn cho con bằng nước muối sinh lý và xức cồn 70% để tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn. Rốn con luôn luôn phải khô ráo để các lớp niêm mạc quanh rốn khô lại, giúp rốn rụng và không mưng mủ, gây đau đớn. Mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn của con như cạy cuống rốn, làm xê dịch vị trí cuống rốn hoặc kéo dứt… Hãy để rốn con rụng tự nhiên.
3. Da trẻ sơ sinh bị khô và bong ra là bình thường
Giai đoạn đầu, da của bé sơ sinh có thể mềm mại, nhưng sau đó da có thể bị khô hơn và diễn ra quá trình lột da cáy. Hiện tượng này được giải thích đơn giản là do da con dần tróc "lớp gây" bảo vệ da ở trong túi ối; hoặc là bé bị lột da do thay đổi môi trường. Mẹ cứ tưởng tượng nếu da ngâm nước trong suốt 9 tháng hơn, sau đó đột ngột tiếp xúc với môi trường không khí khô ráo… thì lẽ dĩ nhiên da sẽ khô hơn một chút và bong ra. Mẹ không cần phải lo lắng và thoa các loại kem và lotion cho trẻ, bởi vì da con lúc này rất nhạy cảm, kem dưỡng da hay lotion có thể khiến da con dị ứng, mẩn đỏ ngứa ngáy rất khó chịu.
4. Rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh
Mẹ và bất cứ ai chăm sóc bé cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh thân thể và giữ sạch sẽ càng nhiều càng tốt. Mẹ cũng đừng nghe lời khuyên của mọi người đưa con phơi nắng quá sớm ảnh hưởng đến da và mắt của con - khi con 1 tuần hay 10 ngày tuổi mẹ cho con đi phơi nắng là tốt nhất; khi cho con phơi nắng sớm, mẹ nhớ che mắt vì lúc này mắt con còn rất yếu. Khi bế con ra đám đông, tránh để người khác đụng chạm vào con vì mẹ không thể chắc chắn họ có khỏe mạnh và sạch sẽ hay không. Mỗi khi chăm con, mẹ nhớ rửa tay; trước khi cho con bú hãy vệ sinh đầu ti; tránh không hôn hít vào miệng con. Tốt nhất, người lớn không nên hôn trẻ sơ sinh.
5. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nhưng giấc ngắn
Trẻ sơ sinh thường đòi ăn mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ, bé bú mẹ còn đòi ăn nhiều hơn, vì sữa mẹ mau tiêu làm bé chóng đói. Chính vì đòi bú liên tục nên bé thường ngủ rất nhiều giấc trong ngày nhưng giấc ngủ lại rất ngắn; có khi mỗi giấc của bé vào ban ngày chỉ kéo dài 30 phút - một giờ đồng hồ, còn đêm bé cũng chỉ ngủ khoảng 2-3 tiếng mỗi lần. Sau ba tháng tuổi, giấc ngủ của bé sẽ có giờ giấc và ổn định hơn.
Thông thường, trẻ sơ sinh có nhu cầu bú sữa mẹ mỗi lần cách nhau 2-3 giờ. Nhiều mẹ không biết khi nào con thực sự đói, lúc nào con đã no nên xảy ra tình trạng con đang ngủ thì mẹ canh giờ bế con dậy cho bú, hoặc con khóc vì bú chưa đủ mà mẹ không hiểu vì sao. Cách đơn giản nhất để biết bé đã no bụng hay chưa, đó là quan sát chính con mình: khi được bú no nê, bé sẽ nhắm mắt ngủ và tự động rời khỏi ti mẹ; hoặc khi bé bú đủ, bé sẽ tè và ị nặng bỉm. Nếu mẹ phải thay bỉm cho con 5-6 lần mỗi ngày nghĩa là con đã ăn đủ nhu cầu.
2. Lau khô rốn bé sau khi tắm
Một ngày sau sinh, bé được tắm lần đầu tiên để gột rửa sạch sẽ các vết máu hay dịch bẩn dính khô trên da và tóc. Mỗi ngày, sau khi tắm, mẹ hãy vệ sinh rốn cho con bằng nước muối sinh lý và xức cồn 70% để tránh nguy cơ nhiễm trùng rốn. Rốn con luôn luôn phải khô ráo để các lớp niêm mạc quanh rốn khô lại, giúp rốn rụng và không mưng mủ, gây đau đớn. Mẹ không nên can thiệp vào quá trình rụng rốn của con như cạy cuống rốn, làm xê dịch vị trí cuống rốn hoặc kéo dứt… Hãy để rốn con rụng tự nhiên.
3. Da trẻ sơ sinh bị khô và bong ra là bình thường
Giai đoạn đầu, da của bé sơ sinh có thể mềm mại, nhưng sau đó da có thể bị khô hơn và diễn ra quá trình lột da cáy. Hiện tượng này được giải thích đơn giản là do da con dần tróc "lớp gây" bảo vệ da ở trong túi ối; hoặc là bé bị lột da do thay đổi môi trường. Mẹ cứ tưởng tượng nếu da ngâm nước trong suốt 9 tháng hơn, sau đó đột ngột tiếp xúc với môi trường không khí khô ráo… thì lẽ dĩ nhiên da sẽ khô hơn một chút và bong ra. Mẹ không cần phải lo lắng và thoa các loại kem và lotion cho trẻ, bởi vì da con lúc này rất nhạy cảm, kem dưỡng da hay lotion có thể khiến da con dị ứng, mẩn đỏ ngứa ngáy rất khó chịu.
4. Rửa tay trước khi chạm vào trẻ sơ sinh
Mẹ và bất cứ ai chăm sóc bé cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh thân thể và giữ sạch sẽ càng nhiều càng tốt. Mẹ cũng đừng nghe lời khuyên của mọi người đưa con phơi nắng quá sớm ảnh hưởng đến da và mắt của con - khi con 1 tuần hay 10 ngày tuổi mẹ cho con đi phơi nắng là tốt nhất; khi cho con phơi nắng sớm, mẹ nhớ che mắt vì lúc này mắt con còn rất yếu. Khi bế con ra đám đông, tránh để người khác đụng chạm vào con vì mẹ không thể chắc chắn họ có khỏe mạnh và sạch sẽ hay không. Mỗi khi chăm con, mẹ nhớ rửa tay; trước khi cho con bú hãy vệ sinh đầu ti; tránh không hôn hít vào miệng con. Tốt nhất, người lớn không nên hôn trẻ sơ sinh.
5. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nhưng giấc ngắn
Trẻ sơ sinh thường đòi ăn mỗi bữa cách nhau 2-3 giờ, bé bú mẹ còn đòi ăn nhiều hơn, vì sữa mẹ mau tiêu làm bé chóng đói. Chính vì đòi bú liên tục nên bé thường ngủ rất nhiều giấc trong ngày nhưng giấc ngủ lại rất ngắn; có khi mỗi giấc của bé vào ban ngày chỉ kéo dài 30 phút - một giờ đồng hồ, còn đêm bé cũng chỉ ngủ khoảng 2-3 tiếng mỗi lần. Sau ba tháng tuổi, giấc ngủ của bé sẽ có giờ giấc và ổn định hơn.
Theo WTT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét