Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

Vì sao nhiều người rất khó bỏ được thuốc lá?

Không phải ai cũng có thể từ bỏ thói quen sử dụng thứ đồ độc hại như thuốc lá một cách dễ dàng.

Chỉ nhìn thấy người khác hút thuốc có thể khiến những người đang kiêng thuốc lá từ bỏ nỗ lực cai thuốc lá của bản thân, đây là kết quả nghiên cứu của Trung tâm y học thuộc Đại học Duke thực hiện. Nghiên cứu này đưa ra hiểu biết mới về việc tại sao rất khó bỏ thuốc lá, và những người bỏ thuốc thường tái nghiện rất nhanh, Joseph McClernon, giáo sư thuộc khoa tâm thần học và khoa học hành vi tại đại học Duke.
 Không phải ai cũng mạnh mẽ như thế này.
Không phải ai cũng mạnh mẽ như thế này.

Giáo sư McClernon cho biết: “Chỉ khoảng 5% những người bỏ thuốc không được hỗ trợ thành công. Hầu hết những người nghiện thuốc quay trở lại hút thuốc sau khi bỏ được một thời gian. Chúng tôi cố gắng tìm hiểu hoạt động của quá trình đó trong não, và nghiên cứu này đã đem lại một bước tiến quan trọng. Bỏ thuốc nhanh chóng làm tăng hoạt động não khi nhìn thấy những tín hiệu của việc hút thuốc. Điều này cho thấy việc bỏ thuốc trên thực tế khiến não trở nên nhạy cảm hơn đối với những tín hiệu hút thuốc.”
Các nhà nghiên cứu tại Duke sử dụng một dụng cụ chụp hình ảnh não gọi là MRI chức năng để quan sát những thay đổi trong hoạt động não xuất hiện khi người nghiện thuốc bỏ thuốc. Những người tham gia được chụp não một lần trước khi bỏ thuốc, và một lần sau 24 giờ bỏ thuốc. Mỗi lần họ được chụp não khi xem những bức ảnh những người đang hút thuốc. Cuối cùng, kết quả của việc nội soi não thực hiện khi hút thuốc bình thường và 24 giờ sau khi bỏ thuốc cho thấy có sự tăng đáng kể trong một hoạt động nhất định của não khi những người bỏ thuốc quan sát những bức ảnh người khác đang hút thuốc.
Ngoài ra, ông cũng bổ sung là khu vực não được hoạt hóa khi nhận thấy những tín hiệu này:“Chúng tôi nhận thấy sự hoạt hóa ở “dorsal striatum”, khu vực tham gia vào việc học hỏi những thói quen hoặc những việc chúng ta làm theo trí nhớ, ví dụ như lái xe hoặc đánh răng. Nghiên cứu này cho thấy khi những người nghiện hút thuốc gặp những tín hiệu trên sau khi bỏ thuốc, nó sẽ hoạt hóa khu vực của não chịu trách nhiệm cho những phản ứng tự động. Điều này có nghĩa rằng việc bỏ thuốc có thể không phải là vấn đề kiểm soát có ý thức. Vì vậy, nếu chúng ta muốn giúp ai đó bỏ thuốc, chúng ta cần làm gì đó chứ không chỉ bảo họ cố gắng chịu đựng cám dỗ. Chúng ta phải giúp họ phá vỡ phản ứng theo thói quen đó.”
Lựa chọn chữa trị mới tại Duke đang cố gắng thực hiện điều này. Một lĩnh vực của nghiên cứu là tập trung vào việc sử dụng một miếng băng nicotine trước khi bỏ thuốc. Trong nghiên cứu được công bố trước đây, Jed Rose, giám đốc trung tâm Duke nghiên cứu nicotine và sự ngừng hút thuốc cùng đồng tác giả của bài báo này, cho thấy đeo miếng băng nicotine và hút thuốc không có nicotine hiệu quả trong việc phá vỡ thói quen hút thuốc.
Thêm vào đó, ông Rose cũng cho biết: “Thói quen hút thuốc không được củng cố vì hành động hút thuốc không khiến họ nhận thêm nicotine. Làm điều này trước khi bỏ hút thuốc giúp họ phá vỡ thói quen và bắt đầu hút thuốc ít hơn. Chúng tôi đã chứng kiến nhiều người bỏ thuốc bằng phương pháp này.”
Thuốc lá đã bị Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer - IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư bậc 1. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ. Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80 % còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 °C và khói phụ 500 °C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.
Ngoài ra, Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) cũng liệt kê trong khói thuốc lá có khoảng 4.000 chất hóa học, với hơn 40 được xếp vào loại gây ung thư như nicotine, carbon oxit, benzen, fomandehít, amoniac, axeton, asen, xyanua hydro... Những chất này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo:Không có ngưỡng an toàn cho việc hút thuốc thụ động.
Theo Trí Thức Trẻ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét