Thứ Sáu, 25 tháng 9, 2015

Những thói quen xấu di truyền từ mẹ tới thai nhi

Dưới đây là những thói quen xấu di truyền từ mẹ tới thai nhi cần từ bỏ sớm.

Những thói quen của mẹ khi mang bầu có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển về trí tuệ, tính cách, thói quen của bé sau này.
Những thói quen xấu di truyền từ mẹ tới thai nhi: Kén ăn
Chán ăn, quá kén chọn thức ăn trong thời gian mang thai không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu mà còn ảnh hưởng tới thói quen ăn uống của con sau khi sinh ra. Sự kén ăn có thể xuất phát từ tính cách mẹ bầu hoặc do sự thay đổi bên trong cơ thể khi bắt đầu mang thai. 
me
Chán ăn, quá kén chọn thức ăn trong thời gian mang thai không những làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu.
Nhưng dù là nguyên nhân gì, mẹ bầu cũng cần khắc phục để đảm bảo ăn đủ bữa với chế độ dinh dưỡng cân bằng, không nên chỉ thích ăn một loại thực phẩm mà mỗi bữa ăn cần có đủ thịt, cá, rau, trái cây…
Những thói quen xấu di truyền từ mẹ tới thai nhi: Thức khuya 
Theo các chuyên gia y tế, mỗi ngày mẹ bầu cần ngủ ít nhất 8 giờ, trong đó ngủ trưa 1 giờ, đồng thời nên hạn chế sử dụng các chất kích thích gây khó ngủ và tránh xa những nơi ồn ào, đông đúc. Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển. 
Nếu người mẹ trong thời gian mang thai có thói quen ăn ngủ điều độ, ngủ sớm dậy sớm thì khi sinh ra, em bé sẽ sinh hoạt rất nề nếp, ăn ngủ đúng giờ, ban ngày ít khóc, ban đêm ngủ ngon. Ngược lại, nếu mẹ bầu thường thức khuya thì sau này con thường ngủ vào ban ngày và thức chơi đùa suốt đêm. 
Khoảng thời gian từ 23 giờ đến 3 giờ sáng là thời gian thuận lợi cho sự tạo máu trong cơ thể. Nếu mẹ bầu ngủ muộn thì vô tình sẽ làm lãng phí đi quá trình tạo máu tự nhiên và điều này không tốt với sức khỏe của thai nhi trong bụng. 
Những thói quen xấu di truyền từ mẹ tới thai nhi: Lười suy nghĩ 
Khi mang thai, một số mẹ bầu thường vin vào cớ đó để nghỉ ngơi nhiều hơn cả về thể chất và trí tuệ. Mọi người trong gia đình cho đó là đặc tính, quyền lợi và ủng hộ sự lười biếng này. Làm như vậy là thiếu khoa học và không tốt cho sự phát triển tư duy của em bé, bởi việc truyền tin thông tin từ mẹ sang con trong thời gian mang thai rất mật thiết. 
Nếu trong thời gian mang thai, người mẹ luôn duy trì tinh thần học hỏi, tiếp thu kiến thức, em bé sẽ liên tục nhận được các tín hiệu kích thích não bộ phát triển. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đọc nhiều sách và thưởng thức âm nhạc, vận động cơ thể để sau này khi sinh ra bé sẽ có nền tảng phát triển trí tuệ tốt hơn.
Theo Gia Đình Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét